Tăng huyết áp (có thể phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, như thuốc lợi tiểu).
Bệnh nhân chưa dùng thuốc lợi tiểu:
- Liều khởi đầu: 5-10 mg x 1 lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều.
- Liều duy trì: 20-40 mg/ngày, dùng như liều đơn.
Bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu:
- Nếu có thể, nên ngưng dùng thuốc lợi tiểu 2-3 ngày trước khi khởi đầu dùng lisinopril.
- Nếu không thể ngưng dùng thuốc lợi tiểu thì có thể bổ sung natri trước khi bắt đầu uống lisinopril để giảm thiểu nguy cơ hạ huyết áp
- Liều khởi đầu: 5 mg/ngày, kèm theo theo dõi chặt chẽ tối thiểu 2 giờ cho đến khi huyết áp ổn định.
Suy tim sung huyết (kết hợp với các glycosid tim và thuốc lợi tiểu).
- Liều khởi đầu: 2,5-5 mg/ngày.
- Liều duy trì: 5-40 mg/ngày, dùng như liều đơn.
Nhồi máu cơ tim cấp (kết hợp với thuốc làm tan huyết khối, aspirin, và/hoặc thuốc chẹn beta-adrenergic).
- Trong vòng 24 giờ khi triệu chứng nhồi máu cơ tim bắt đầu xảy ra, dùng liều lisinopril 5 mg, trong 2 ngày.
- Sau đó, dùng liều duy trì 10 mg/ngày; tiếp tục trong khoảng 6 tuần.
- Bệnh nhân có huyết áp tâm thu thấp: Liều khởi đầu 2,5 mg/ ngày.
Bệnh thận do tiểu đường
- Liều khởi đầu: 2,5 mg x 1 lần/ngày.
- Liều duy trì:10 mg/ngày cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Có thể tăng đến 20 mg/ngày.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có huyết áp tăng: Điều chỉnh liều.
Trẻ em:
Từ 6-12 tuổi:
- Liều khởi đầu: 70 mcg/kg (tới 5 mg) x 1 lần/ngày.
- Liều tối đa: 600 mcg/kg hoặc 40 mg x 1 lần/ngày (Được tăng trong khoảng 1-2 tuần)
Từ 12-18 tuổi:
- Liều khởi đầu: 2,5 mg/ngày. Liều tối đa: 40 mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận: Giảm liều
- CC từ 31-80 ml/phút: 5-10 mg x 1 lần/ngày.
- CC từ 10-30 ml/phút: 2,5-5 mg x 1 lần/ngày.
- CC < 10 ml/phút hoặc phải thẩm tách máu: 2,5 mg x 1 lần/ngày.
- Liều phải điều chỉnh theo đáp ứng, đến tối đa 40 mg x 1 lần/ngày.
- Không nên dùng thuốc cho trẻ em có độ lọc cầu thận < 30 ml/phút/1,73 m2
Thận trọng khi sử dụng
- Hẹp động mạch chủ/phì đại cơ tim: Dùng thuốc thận trọng trên bệnh nhân tắc nghẽn đường ra của tâm thất trái (như trường hợp hẹp động mạch chủ, phì đại cơ tim).
- Ảnh hưởng lên thận: Ức chế hệ renin-angiotensin-aldosteron có thể gây suy thận và rất hiếm xảy ra suy thận và/hoặc tử vong trên những bệnh nhân nhạy cảm (Ví dụ: bệnh nhân có chức năng thận phụ thuộc vào hoạt động của hệ renin-angiotensin-aldosteron như bệnh nhân bị suy tim sung huyết nặng. Hẹp động mạch chủ thận, tiền sử suy thận, và kết hợp với thuốc lợi tiểu còn là yếu tố nguy cơ gây suy thận trong khi điều trị với thuốc ức chế ACE. Đã chứng minh suy thận trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 2 mg/dl), chú ý ngưng dùng lisinopril nếu nồng độ creatinin huyết thanh vượt quá 3 mg/dl hoặc gấp đôi so với trị số trước khi điều trị.
- Ảnh hưởng trên kali: Tăng kali huyết có thể tiến triển, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận hoặc tiểu đường đang dùng các thuốc có thể làm tăng kali huyết thanh (như thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc bổ sung kali, chất thay thế muối chứa kali). Việc tăng kali huyết có thể gây hậu quả nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong, loạn nhịp tim.
- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết có thể tiến triển ở bệnh nhân dùng kết hợp thuốc ức chế ACE với insulin hay các thuốc trị tiểu đường bằng đường uống, đặc biệt trong những tuần đầu điều trị phối hợp hay trên bệnh nhân suy thận.
- Ho: Ho khan và dai dẳng đã được báo cáo với tất cả các thuốc ức chế ACE, hồi phục sau khi ngừng dùng thuốc.
- Phẫu thuật/gây mê: Có thể xảy ra hạ huyết áp trên những bệnh nhân đang trải qua phẫu thuật hoặc trong khi gây mê với các thuốc gây hạ huyết áp.
- Dùng thuốc trong giai đoạn quý 2 và 3 của thai kỳ có thể gây hại và thậm chí gây tử vong cho thai nhi. Khi phát hiện mang thai, nên ngừng lisinopril càng sớm càng tốt.
- Không rõ thuốc có phân bố vào sữa mẹ hay không. Do khả năng có những phản ứng phụ nghiêm trọng của thuốc ức chế ACE cho trẻ đang bú sữa mẹ, nên có quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng lisinopril, dựa vào cân nhắc lợi ích/nguy cơ.
- Khi lái xe hay vận hành máy móc phải chú ý chóng mặt và mệt mỏi đôi khi có thể xảy ra.
Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Ðau đầu, ho (khan, kéo dài).
Ít gặp:
- Buồn nôn, mất vị giác, tiêu chảy, hạ huyết áp, ban da, rát sần, mày đay có thể ngứa hoặc không.
- Mệt mỏi, protein niệu, sốt hoặc đau khớp.
Hiếm gặp:
- Phù mạch, tăng kali huyết.
- Lú lẫn, kích động, cảm giác tê bì hoặc như kim châm ở môi, tay và chân.
- Thở ngắn, khó thở, đau ngực.
- Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt.
- Ðộc với gan, vàng da, ứ mật, hoại tử gan và tổn thương tế bào gan.
- Viêm tụy.