Cách dùng
Liều dùng
Người lớn
- Phòng và điều trị giảm kali huyết: 600mg - 6 gam mỗi ngày (tương đương với 1 - 10 viên nén), phụ thuộc vào mức độ giảm kali huyết hoặc tiên lượng về mức độ mất kali. Liều này nếu có thể nên chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày.
- Cần phải kiểm tra nồng độ kali huyết thanh thường xuyên để điều chỉnh liều dùng theo hiệu quả.
- Nên nuốt cả viên với một cốc nước để giảm nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa và có thể uống trong bữa ăn (tốt hơn là uống vào cuối bữa ăn).
Trẻ em
- Hiệu quả và độ an toàn ở trẻ em chưa được xác lập.
Người cao tuổi
- Không có kinh nghiệm lâm sàng cụ thể ở người cao tuổi, tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu lâm sàng trên người già đã được thực hiện.
Bệnh nhân bị suy thận
- Nên giảm liều ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận. Thường xuyên kiểm tra nồng độ kali huyết thanh.
Bệnh nhân bị suy gan
- Không có kinh nghiệm lâm sàng cụ thể ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Liều khuyến cáo có thể được sử dụng.
Thận trọng khi sử dụng
- Kali clorid nên được dùng thận trọng với bệnh nhân bị bệnh tim hoặc những tình trạng có thể dẫn đến làm tăng kali máu như suy thận hoặc suy tuyến thượng thận, mất nước cấp tính, phá hủy mô rộng xảy ra khi bị bỏng nặng.
- Nên kiểm soát kali huyết trên bệnh nhân bị suy tim hoặc suy thận.
- Giảm liều ở những bệnh suy giảm chức năng thận, xem phần “Liều lượng và cách dùng”.
- Kali clorid nên được dùng thận trọng với những bệnh nhân có sự vận chuyển qua dạ dày - ruột bị chậm lại. Nên ngừng điều trị nếu xảy ra tình trạng buồn nôn, nôn nghiêm trọng hoặc đau ổ bụng tiến triển.
Lái xe
- Kali corid không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thai kỳ
- Kali clorid nên được dùng thận trọng với những bệnh nhân có sự vận chuyển qua dạ dày - ruột bị chậm lại như ở phụ nữ mang thai.
- Kali clorid có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Không có nguy cơ nào được ghi nhận.
Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn hiếm xảy ra, bao gồm tăng kali huyết, rối loạn hệ tiêu hóa và các vấn đề về da.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
- Rối loạn về huyết học ảnh hưởng đến bạch cầu (giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt)
Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hoá:
Rối loạn hệ tiêu hoá
- Hiếm gặp - Rất hiếm gặp: Buồn nôn, đau dạ dày, đau dạ dày co thắt, đầy hơi, tiêu chảy. Loét thực quản, loét dạ dày, loét tá tràng, thủng ruột kết.
Rối loạn về da
- Hiếm gặp - Rất hiếm gặp: Ngứa, ngoại ban, mề đay.
Sự tắc nghẽn ống tiêu hóa trên và dưới, chảy máu, loét hoặc thủng ruột kết có thể xảy ra, đặc biệt khi uống Kali clorid với ít nước hoặc với những bệnh nhân có sự di chuyển qua ống tiêu hóa bị chậm lại như phụ nữ có thai hoặc bệnh nhân nằm liệt giường.
Thông báo cho bác sĩ bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu giảm kali hoặc chất ức chế men chuyển angiotensin và chất đối kháng thụ thể angiotensin Il làm tăng nguy cơ tăng kali huyết.
- Để tránh các tương tác có thể giữa các thuốc dùng cùng, bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả các điều trị đồng thời khác đặc biệt trong trường hợp điều trị với thuốc lợi tiểu.
- Thuốc lợi tiểu có thể có 2 tác dụng, một số thuốc lợi tiểu làm mất kali niệu (thuốc lợi tiểu giảm kali huyết), trong khi một số khác gây tích lũy kali làm tăng kali huyết.