LANTUS SOLOSTAR

tiểu đường, pharmacy, da nang, pharmacy near me, free ship, online, nha thuoc tay, pharmacies, 약국, apotheke, pharmacies, 薬局, nhà thuốc, tiệm thuốc

Lantus được dùng để làm giảm lượng đường cao trong máu ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị bệnh đái tháo đường khi cần điều trị bằng insulin

Da Nang Hoi An

ABC Pharmacy - The premier destination for all your healthcare needs in Da Nang and Hoi An, Viet Nam

Việt Nam
02363820015

LANTUS SOLOSTAR

Mã sản phẩm: THUỐC KÊ ĐƠN

Quy cách:

Hộp 5 bút x 3 ml

Xuất xứ:

Chat với tư vấn viên

Thành phần

  • Thành phần chính: Một ml dung dịch chứa 100 đơn vị hoạt chất insulin glargin.

Công dụng

Chỉ định:

  • Lantus được dùng để làm giảm lượng đường cao trong máu ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị bệnh đái tháo đường khi cần điều trị bằng insulin. Đái tháo đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Chống chỉ định:

  • Nếu bạn bị dị ứng (tăng mẫn cảm) với insulin glargin hoặc với bất cứ thành phần nào khác của Lantus.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Liều dùng

Cách dùng

Dựa trên lối sống, kết quả xét nghiệm đường huyết và việc sử dụng insulin trước đó của bạn, bác sĩ sẽ:

  • Xác định mỗi ngày bạn cần bao nhiêu Lantus và dùng vào lúc nào,
  • Cho bạn biết khi nào cần kiểm tra nồng độ đường huyết và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không,
  • Cho bạn biết khi nào cần tiêm Lantus liều cao hơn hoặc thấp hơn,

Lantus là một insulin tác dụng dài. Bác sĩ có thể sẽ bảo bạn dùng nó phối hợp với một insulin tác dụng ngắn hoặc thuốc viên chống đái tháo đường.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết. Bạn cần biết những yếu tố này để có thể phản ứng thích hợp với những thay đổi nồng độ đường huyết và ngăn chặn nó tăng quá cao hoặc hạ quá thấp. Xin xem thêm thông tin trong phần đóng khung ở cuối tờ hướng dẫn này.

Thời điểm dùng thuốc

  • Mỗi ngày bạn cần tiêm một mũi Lantus vào một giờ nhất định, ở trẻ em, chỉ có nghiên cứu tiêm thuốc vào buổi tối.

Cách dùng

  • Lantus được tiêm dưới da. KHÔNG ĐƯỢC tiêm Lantus vào tĩnh mạch vì tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi và có thể gây hạ đường huyết.
  • Bác sĩ sẽ cho bạn biết nên tiêm Lantus ở vùng da nào. Mỗi lần tiêm nên thay đổi vị trí tiêm trên vùng da đã chọn.

Cách thao tác với SoloStar

SoloStar là bút tiêm nạp sẵn chứa insulin glargin dùng hết rồi bỏ.

Nên đọc kỹ “Hướng dẫn sử dụng SoloStar” trong tờ hướng dẫn này. Bút tiêm phải được sử dụng đúng như mô tả trong Hướng dẫn sử dụng.

  • Phải gắn một kim tiêm mới trước mội lần tiêm. Chỉ sử dụng loại kim tiêm tương thích với SoloStar (xem "Hướng dẫn sử dụng SoloStar").
  • Phải làm test an toàn trước mỗi lần tiêm.
  • Trước khi dùng bút tiêm, cần xem kỹ ngăn chứa thuốc. Nếu thấy có những hạt lợn cợn thì không nên dùng bút tiêm. Chỉ sử dụng SoloStar nếu dung dịch thuốc trong, không màu và giống như nước. Không lắc hoặc trộn chung thuốc trước khi dùng.
  • Để đề phòng lây truyền bệnh nhiễm khuẩn, mỗi bút tiêm chỉ được sử dụng cho một bệnh nhân.
  • Phải bảo đảm rằng insulin không bị vấy nhiễm cồn hay thuốc sát khuẩn khác, hoặc những chất khác.
  • Phải luôn luôn dùng một bút tiêm mới nếu bạn để ý thấy việc kiểm soát đường huyết diễn biến xấu ngoài dự kiến. Nếu nghi rằng có trục trặc khi sử dụng SoloStar, bạn nên hỏi lại bác sĩ.
  • Không được nạp lại thuốc vào bút tiêm rỗng mà phải hủy bỏ đúng cách.
  • Không được dùng bút tiêm SoloStar nếu nó bị hư hỏng hoặc hoạt động không đạt yêu cầu, mà phải hủy đi và dùng một bút tiêm mới.

Thận trọng khi sử dụng

Tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn về liều dùng, cách theo dõi (xét nghiệm máu và nước tiểu), chế độ ăn, và hoạt động thể lực (lao động chân tay và tập thể dục), kỹ thuật tiêm, mà bác sĩ đã dặn.

Những nhóm bệnh nhân đặc biệt Có ít kinh nghiệm về việc sử dụng Lantus ở trẻ em dưới 6 tuổi và bệnh nhân có chức năng gan và thận không tốt.

Khi ra nước ngoài

Trước khi đi, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn cần nói chuyện về:

  • Khả năng kiếm được loại insulin đang dùng ở nước đến thăm,
  • Nguồn cung ứng insulin, bơm tiêm, v.v...
  • Cất giữ insulin đúng cách trong khi đi xa,
  • Ấn định giờ ăn và giờ tiêm thuốc trong khi đi,
  • Những ảnh hưởng có thể có của việc thay đổi múi giờ,
  • Những nguy cơ sức khỏe mới có thể gặp ở nước đến thăm.
  • Những gì phải làm trong các tình huống khẩn cấp khi thấy không khỏe hoặc bị bệnh.

Đau ốm và chấn thương

Trong những tình huống sau đây, việc điều trị đái tháo đường phải thật cẩn thận:

  • Khi bị ốm hoặc chấn thương nặng, đường huyết của bạn có thể tăng cao (tăng đường huyết).
  • Nếu bạn ăn uống không đầy đủ, đường huyết có thể giảm quá thấp (hạ đường huyết). Trong đa số trường hợp, bạn sẽ cần đến bác sĩ. Cần bảo đảm là phải liên hệ sớm với bác sĩ.

Nếu bạn bị đái tháo đường týp 1 (đái tháo đường lệ thuộc Insulin), đừng ngưng dùng insulin và hãy ăn đủ carbohydrat. Luôn luôn phải báo cho người đang chăm sóc hoặc điều trị bạn biết rằng bạn cần insulin.

Lái xe

Khả năng tập trung và phản ứng của bạn có thể suy giảm nếu:

  • Bạn bị hạ đường huyết (nồng độ đường trong máu thấp),
  • Bạn bị tăng đường huyết (nồng độ đường trong máu cao),
  • Bạn có vấn đề về thị lực.

Hãy lưu ý đến vấn đề này trong tất cả những tình huống mà bạn có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác (ví dụ lái xe hoặc vận hành máy). Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc lái xe nếu bạn:

  • Hay có các đợt hạ đường huyết,
  • Giảm hoặc không có dấu hiệu báo động của hạ đường huyết.

Thông tin quan trọng về một số tá dược của Lantus

Thuốc này chứa dưới 1 mmol (23mg) natri trong mỗi liều, tức là cơ bản ‘không có natri’.

Thai kỳ

  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc gì.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn dự định mang thai hoặc đang có thai. Liều lượng insulin cần được thay đổi trong khi mang thai và sau khi sinh con. Đặc biệt, việc kiểm soát cẩn thận bệnh đái tháo đường và đề phòng hạ đường huyết là điều quan trọng đối với sức khỏe của em bé.
  • Nếu cho con bú mẹ, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể cần phải điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn.

Tác dụng phụ

  • Như tất cả các thuốc khác, Lantus có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng không phải ai cũng có.

Hạ đường huyết (mức đường huyết thấp) có thể rất nghiêm trọng

  • Nếu mức đường huyết giảm quá nhiều, bạn có thể bị mất tri giác. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây hư tổn nâo và có thể đe dọa tính mạng. Nếu có triệu chứng đường huyết thấp, hãy hành động để tăng nồng độ đường trong máu ngay lập tức.
  • Nếu bạn có những triệu chứng sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ ngay: phản ứng lan rộng trên da (nổi mẩn và ngứa toàn thân), da và niêm mạc phù nề nặng (phù mạch), khó thở, tụt huyết áp kèm tim đập nhanh và vã mồ hôi. Đây có thể là các triệu chứng của phản ứng dị ứng nặng với insulin và có thể đe dọa tính mạng.

Các tác dụng phụ rất hay gặp (xảy ra ở > 1/10 số bệnh nhân)

- Hạ đường huyết

  • Như tất cả các liệu pháp insulin, tác dụng phụ thường gặp nhất là hạ đường huyết. Hạ đường huyết nghĩa là không có đủ đường trong máu. Xem thêm các thông tin về tác dụng phụ của hạ đường huyết và tăng đường huyết trong phần đóng khung ở cuối tờ hướng dẫn này.

Các tác dụng phụ hay gặp (xảy ra ở > 1/100 nhưng < 1/10 số bệnh nhân)

- Thay đổi trên da ở chỗ tiêm (loạn dưỡng mỡ)

  • Nếu tiêm insulin quá thường xuyên ở cùng một vị trí trên da, mô mỡ dưới da ở vùng này có thể bị teo hoặc dày lên (còn gọi là loạn dưỡng mỡ). Dày mô mở xảy ra ở 1 - 2% số bệnh nhân, còn teo mô mỡ ít xảy ra hơn. Insulin tiêm vào vùng này sẽ kém tác dụng. Thay đổi vị trí ở mỗi lần tiêm có thể giúp đề phòng những thay đổi này ở da.

- Phản ứng da và dị ứng

  • Khoảng 3 - 4% số bệnh nhân có thể có các phản ứng tại chỗ tiêm (ví dụ đỏ, đau nhức chỗ tiêm, ngứa, nổi dát, sưng hoặc viêm). Phản ứng cũng có thể lan rộng chung quanh chỗ tiêm. Phần lớn các phản ứng nhẹ với insulin thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần.

Các tác dụng phụ hiếm gặp (xảy ra ở > 1/10.000 nhưng < 1/1.000 số bệnh nhân)

- Phản ứng dị ứng nặng với insulin

  • Các triệu chứng kết hợp có thể gồm các phản ứng lan rộng trên da (nổi mẩn và ngứa toàn thân), da và niêm mạc phù nề nặng (phù mạch), khó thở, tụt huyết áp kèm tim đập nhanh và vã mồ hôi. Đây có thể là các triệu chứng của phản ứng dị ứng nặng với insulin và có thể đe dọa tính mạng.

- Phản ứng ở mắt

  • Một sự thay đổi rõ rệt (cải thiện hoặc diễn biến xấu hơn) trong việc kiểm soát nồng độ đường huyết có thể tạm thời gây rối loạn thị giác. Nếu bạn có bệnh võng mạc tăng sinh (một bệnh mắt có liên quan với đái tháo đường) thì các cơn hạ đường huyết nặng có thể gây mất thị lực tạm thời.

Các tác dụng phụ khác gồm có:

  • Điều trị insulin có thể làm cho cơ thể sản xuất ra kháng thể kháng-insulin (chất chống lại insulin). Điều này hiếm khi cần phải thay đổi liều lượng insulin.
  • Trong một số hiếm trường hợp, điều trị insulin cũng có thẻ gây giữ nước tạm thời trong cơ thể, gây phù ở cẳng chân và cổ chân.
  • Trong một số trường hợp rất hiếm, có thể xảy ra rối loạn vị giác và đau cơ.

Bệnh nhân trẻ em

  • Nói chung, các tác dụng phụ ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở xuống tương tự như tác dụng phụ ở người lớn. Các phản ứng tại chỗ tiêm và phản ứng trên da ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở xuống được báo cáo tương đối nhiều hơn so với bệnh nhân người lớn.
  • Hiện không có số liệu nghiên cứu lâm sàng về độ an toàn ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào được nêu trên đây hoặc bất kỳ một tác dụng không mong muốn hoặc ngoài dự kiến khác. Để đề phòng những phản ứng nghiêm trọng, hãy báo ngay cho bác sĩ biết nếu có tác dụng phụ nặng, xảy ra đột ngột, và nhanh chóng trở nặng.

Tương tác thuốc

  • Một số thuốc có thể làm thay đổi nồng độ đường trong máu (giảm, tăng hoặc cả hai tùy theo tình huống). Trong mỗi trường hợp, cần điều chỉnh liều lượng insulin để tránh tình trạng đường huyết quá thấp hoặc quá cao. Phải thận trọng không những khi bắt đầu dùng một loại thuốc mà cả khi ngưng dùng thuốc ấy.
  • Báo cho bác sĩ biết tất cả những thứ thuốc mà bạn đang dùng, kể cả những thuốc mua không cần toa. Trước khi dùng một loại thuốc, nên hỏi bác sĩ xem nó có thể ảnh hưởng đến đường huyết hay không, và nếu có thì phải làm gì.
  • Những loại thuốc có thể làm giảm đường huyết bao gồm tất cả những thuốc trị đái tháo đường khác, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (được dùng để chữa một số bệnh tim hoặc tăng huyết áp), disopyramid, (được dùng để chữa một số bệnh tim), fluoxetin (được dùng để chữa trầm cảm), fibrat (được dùng để hạ thấp nồng độ lipid cao trong máu), thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO) (được dùng để chữa trầm cảm), pentoxifyllin, ropoxyphen, salicylat (như aspirin, được dùng để giảm đau và hạ sốt), và các kháng sinh sulfonamid.
  • Những loại thuốc có thể làm tăng đường huyết bao gồm corticoid (như “cortisone” được dùng để chữa viêm), danazol (thuốc tác động trên sự rụng trứng), diazoxid (được dùng để chữa tăng huyết áp), thuốc lợi tiểu (được dùng để chữa tăng huyết áp hoặc giữ nước quá nhiều), glucagon (hormone tuyến tụy được dùng để chữa hạ đường huyết nặng), isoniazid (được dùng để chữa bệnh lao), các estrogen và progestogen (như thuốc viên tránh thai dùng trong kiểm soát sinh đẻ), các dẫn chất phenothiazin (được dùng để chữa các rối loạn tâm thần), somatropin (hormone tăng trưởng), thuốc cường giao cảm (như epinephrine [adrenalin] hoặc salbutamol, terbutalin được dùng để chữa hen suyễn), các hormon tuyến giáp (được dùng để chữa các rối loạn tuyến giáp), các thuốc chống loạn thần không điển hình (như olanzapin và clozapin), thuốc ức chế protease (được dùng để chữa HIV).
  • Nồng độ đường huyết có thể tăng hoặc giảm nếu bạn đang dùng thuốc chẹn bêta (được dùng để chữa tăng huyết áp), clonidin (được dùng để chữa tăng huyết áp), muối lithium (được dùng để chữa các rối loạn tâm thần). Pentamidin (được dùng để chữa một số bệnh nhiễm ký sinh trùng) có thể gây hạ đường huyết và đôi khi tiếp theo đó là tăng đường huyết. Thuốc chẹn bêta, cũng như các thuốc liệt giao cảm khác (ví dụ clonidin, guanethidin và reserpin) có thể làm lu mờ hoặc ức chế hoàn toàn các triệu chứng báo động của phản ứng hạ đường huyết.
  • Nếu không biết chắc là mình có đang sử dụng những thuốc này hay không, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Dùng Lantus khi ăn uống

  • Nòng độ đường trong máu có thể tăng hoặc giảm nếu bạn uống rượu.

Quy cách

Hộp 5 bút x 3 ml

Nhà sản xuất

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình Luận

Sản phẩm liên quan

Lepatis

Lepatis

Giá: Liên hệ

L-BIO N

L-BIO N

Giá: Liên hệ

Laforin

Laforin

Giá: Liên hệ

Losartan 50Mg (Domesco)

Losartan 50Mg (Domesco)

Giá: Liên hệ

Loratadin Stada 10mg

Loratadin Stada 10mg

Giá: Liên hệ

Loratadin 10mg (DOMESCO)

Loratadin 10mg (DOMESCO)

Giá: Liên hệ

LONG HUYẾT P/H

LONG HUYẾT P/H

Giá: Liên hệ

Levetstad 500

Levetstad 500

Giá: Liên hệ

ABC PHARMACY

Mã số thuế: 32D8008810

Ngày thành lập: 23/10/2019

Nơi đăng ký: UBND Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng

Địa chỉ trụ sở: 47 Trần Quốc Toản, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Bản đồ đường đi

Kết nối với chúng tôi