Cách dùng
- Uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng, trước hoặc sau bữa ăn. Có thể uống cùng thuốc kháng acid khác.
- Uống nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. Phải tuân thủ đầy đủ cả đợt điều trị.
Liều dùng
- Trào ngược dạ dày – thực quản: 20 – 40 mg, 1 lần/ngày vào buổi sáng trong 4 tuần, có thể tăng tới 8 tuần khi cần thiết. Có thể kéo dài đợt điều trị tới 16 tuần ở những người có vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị. Điều trị duy trì: 20 – 40 mg mỗi ngày.
- Loét dạ dày lành tính: 40 mg/ngày, trong 4 đến 8 tuần.
- Loét tá tràng: 40 mg/ngày, trong 2 đến 4 tuần
- Để tiệt trừ Helicobacter pylori, cần phối hợp pantoprazol với 2 kháng sinh trong chế độ điều trị dùng 3 thuốc trong 1 tuần theo phác đồ: Pantoprazol 40 mg, ngày 2 lần (buổi sáng và tối)
- Điều trị dự phòng loét đường tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid: 20 mg/ngày.
- Hội chứng Zollinger-Ellison (tăng tiết acid bệnh lý): Liều bắt đầu 80 mg/ngày, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh (người lớn tuổi liều tối đa 40 mg/ngày). Có thể tăng liều đến 240 mg mỗi ngày. Nếu liều hàng ngày lớn hơn 80 mg thì chia làm 2 lần trong ngày.
- Đối với người suy gan nặng: Phải giảm liều hoặc dùng cách ngày. Liều tối đa mỗi ngày là 20 mg hoặc 2 ngày dùng 1 lần 40 mg.
- Đối với người suy thận: Thường không cần điều chỉnh liều.
- Trẻ em: Độ an toàn của pantoprazol ở trẻ em chưa xác định.
Thận trọng khi sử dụng
- Khi dừng thuốc đột ngột, có thể gây hội chứng tăng tiết acid trở lại (rebound).
- Trước khi dùng pantoprazol, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng hoặc làm chậm chẩn đoán ung thư.
- Thận trọng khi dùng pantoprazol ở người bệnh gan cấp và mạn tính hoặc có tiền sử bệnh gan. Nồng độ huyết thanh của thuốc có thể tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ đào thải, nhưng không cần chỉnh liều.
- Phải giảm liều hoặc dùng cách ngày cho bệnh nhân bị xơ gan hoặc suy gan nặng và theo dõi chức năng gan đều đặn.
- Thận trọng ở người suy thận, người cao tuổi
Thai kỳ
- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng pantoprazol ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh pantoprazol qua được hàng rào nhau thai, tuy nhiên chưa quan sát thấy tác dụng gây quái thai. Các liều 15 mg/kg làm chậm phát triển xương ở thai. Chỉ dùng pantoprazol khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: Chưa biết pantoprazol có bài tiết vào sữa người hay không. Tuy nhiên, pantoprazol và các chất chuyển hóa của nó bài tiết vào sữa chuột cống. Dựa trên tiềm năng gây ung thư ở chuột của pantoprazol, cần cân nhắc ngừng cho con bú hay ngừng thuốc, tùy theo lợi ích của pantoprazol với người mẹ.
Lái xe
- Thuốc có thể gây chóng mặt và đau đầu. Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Tác dụng phụ
Nhìn chung, pantoprazol dung nạp tốt cả khi điều trị ngắn hạn và dài hạn. Các thuốc ức chế bơm proton làm giảm độ acid ở dạ dày, có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Toàn thân: Mệt, chóng mặt, đau đầu.
- Da: Ban da, mày đay.
- Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
- Cơ khớp: Đau cơ, đau khớp.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Toàn thân: Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ.
- Da: Ngứa.
- Gan: Tăng enzym gan.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân: Toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ.
- Da: Ban sát dần, trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vảy, phù mạch, hồng ban đa dạng.
- Tiêu hóa: Viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
- Mắt: Nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng.
- Thần kinh: Mất ngủ, ngủ gà, kích động hoặc ức chế, ù tai, run, nhầm lẫn, ảo giác, dị cảm.
- Máu: Tăng bạch cầu ưa acid, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Nội tiết: Liệt dương, bất lực ở nam giới.Tiết niệu: Tiểu máu, viêm thận kẽ.
- Gan: Viêm gan, vàng da, bệnh não ở người suy gan, tăng triglyceride.
- Rối loạn ion: Giảm natri máu.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
- Pantoprazol làm giảm hấp thu của một số thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày như : ketoconazol, itraconazol.
- Pantoprazol được chuyển hóa ở gan nhờ hệ enzym cytochrom P450, nhưng không gây ức chế hoặc cảm ứng hoạt tính hệ enzym này. Tuy nhiên ở lâm sàng chưa thấy tương tác đáng kể giữa pantoprazol và diazepam, digoxin, nifedipin, phenytoin, theophyllin, warfarin hoặc các thuốc tránh thai đường uống.
- Đau cơ nặng và đau xương có thể xảy ra khi dùng pantoprazol cùng với methotrexat.