Cách dùng
- Uống thuốc với một ly nước, có thể kèm với thức ăn hoặc không.
- Hàng ngày bạn nên uống thuốc vào một giờ nhất định.
- Tùy theo bệnh trạng của bạn, bác sĩ sẽ quyết định thời gian cần dùng DuoPlavin là bao lâu. Nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim, thuốc phải được uống ít nhất là 4 tuần. Trong mọi trường hợp, bạn nên tiếp tục uống thuốc chừng nào mà bác sĩ còn kê toa cho bạn dùng thuốc này.
Làm gì khi quên liều
- Nếu quên uống một liều DuoPlavin, nhưng bạn nhớ ra trong vòng 12 giờ sau giờ uống thuốc thường lệ, hãy uống ngay một viên và uống viên kế tiếp vào giờ thường lệ. Nếu quên uống thuốc hơn 12 giờ, đơn giản chỉ cần uống liều kế tiếp vào giờ thường lệ. Không tăng gấp đôi liều thuốc để bù vào liều quên uống.
- Với các vỉ thuốc 14, 28 và 84 viên, bạn có thể kiểm tra ngày mà bạn uống viên Duo-Plavin cuối cùng bằng cách đối chiếu với lịch được in trên vỉ thuốc.
Làm gì khi ngưng dùng thuốc
- Không được ngưng điều trị trừ khi bác sĩ quyết định như vậy. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi ngưng thuốc.
- Nếu bác sĩ yêu cầu bạn tạm thời ngưng điều trị, hãy hỏi bác sĩ khi nào thì điều trị trở lại.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về việc sử dụng thuốc này, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ
Liều dùng
- Một viên DuoPlavin mỗi ngày
Tác dụng phụ
Như tất cả những thuốc khác, DuoPlavin có thể gây ra những tác dụng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có:
- Sốt, các dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc hết sức mệt mỏi. Đây có thể là những dấu hiệu do giảm một số tế bào máu.
- Các dấu hiệu của bệnh gan như vàng da và/hoặc vàng mắt, có hoặc không kết hợp với chảy máu dưới da dưới dạng những chấm đỏ như đầu kim, và/hoặc lơ mơ (xem mục ‘Thận trọng đặc biệt với DuoPlavin’).
- Sưng miệng hoặc các rối loạn ngoài da như nổi mẩn và ngứa, bọng nước trên da. Đây có thể là những dấu hiệu của phản ứng dị ứng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất đã được nhận thấy với DuoPlavin là chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra dưới dạng chảy máu trong dạ dày hoặc trong ruột, bầm máu, tụ máu (xuất huyết khác thường hoặc bầm máu dưới da), chảy máu cam, tiểu ra máu. Trong một số ít trường hợp, chảy máu trong mắt, trong sọ, hoặc trong khớp cũng đã được báo cáo.
Nếu bị đứt tay hay tự gây thương tích, máu sẽ chảy lâu hơn thường lệ mới cầm được. Đó là do tác động của thuốc vì nó ngăn chặn khả năng hình thành cục máu đông. Đối với những vết cắt hoặc vết thương nhẹ, ví dụ đứt tay, cạo râu, thì thường không đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về tình trạng chảy máu, hãy đến gặp ngay bác sĩ.
Các tác dụng phụ khác đã được nhận thấy với DuoPiavin là:
- Thường gặp: Tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu hoặc ợ nóng.
- Ít gặp: Đau đầu, loét dạ dày, ói mửa, buồn nôn, táo bón, đầy hơi trong dạ dày hoặc trong ruột, nổi mẩn, ngứa, choáng váng, cảm giác tê rần hoặc kiến bò.
- Hiếm gặp: Chóng mặt.
- Rất hiếm gặp: Vàng da; đau bụng dữ dội kèm hoặc không kèm đau lưng; sốt, khó thở đôi khi kết hợp với ho; các phản ứng dị ứng toàn thân; sưng miệng; da nổi bọng nước; dị ứng da; viêm miệng; giảm huyết áp; lơ mơ; ảo giác; đau khớp; đau cơ; thay đổi vị giác, viêm mạch máu nhỏ.
- không rõ tần suất: thủng ổ loét, ù tai, mất thính lực, phản ứng dị ứng đột ngột đe dọa tính mạng, bệnh thận, hạ đường huyết, gút (tức thống phong, một bệnh đau và sưng khớp do các tinh thể acid uric gây ra) và dị ứng thức ăn diễn biến xấu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện thấy những thay đổi trong các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Nếu một tác dụng phụ bất kỳ trở nên nghiêm trọng, hoặc nếu để ý thấy có một tác dụng phụ bất kỳ không được liệt kê trong tờ hướng dẫn này, xin báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng khi sử dụng
Tương tác thuốc