AGIETOXIB 90

tá tràng, dạ dày, Zollinger – Ellison, trào ngược

Loét dạ dày - tá tràng lành tính, loét tái phát, loét miệng nối, trường hợp cần giảm quá trình tiết axit dạ dày, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và Zollinger Ellison.

Da Nang Hoi An

ABC Pharmacy - The premier destination for all your healthcare needs in Da Nang and Hoi An, Viet Nam

Việt Nam
02363820015

Agintidin 300

Mã sản phẩm: THUỐC KÊ ĐƠN

Quy cách:

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Xuất xứ:

Chat với tư vấn viên

Thành phần

  • Thành phần chính: Cimetidin 300 mg
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim

Công dụng

Chỉ định:
Điều trị ngắn hạn:

  • Loét tá tràng tiến triển.
  • Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành.
  • Điều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính.
  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
  • Điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger – Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết.
  • Điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng.
  • Phòng chảy máu đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với cimetidine. Phụ nữ có thai và cho con bú.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Liều dùng

Cách dùng:

  • Uống thuốc vào bữa ăn và/ hoặc trước lúc đi ngủ, tổng liều thường không quá 2, 4 g/ ngày.

Liều dùng:

Người lớn:

  • Loét dạ dày, loét tá tràng lành tính: Uống 1 viên/lần x 4 lần/ ngày vào các bữa ăn và trước lúc đi ngủ, ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất trong 6 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì là 1 viên vào trước lúc đi ngủ.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Uống 1 viên/lần x 4 lần/ ngày, có thể tăng tới 8 viên/ngày.
  • Stress gây loét đường tiêu hóa trên: Uống hoặc cho qua ống thông dạ dày 1 viên, cách 4 đến 6 giờ 1 lần. – Để giảm bớt sự phân giải của chế phẩm bổ sung enzym tụy, người bệnh suy tụy có thể dùng 1 viên/lần x 4 lần/ ngày, uống 60 đến 90 phút trước bữa ăn.

Trẻ em:

  • Kinh nghiệm lâm sàng dùng Cimetidin điều trị cho trẻ em dưới 16 tuổi còn rất ít. Cần phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi chỉ định cho trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì trẻ sơ sinh: 10 – 15 mg/kg/ngày với trẻ đủ tháng và chức năng thận bình thường. Liều cho trẻ em trên 1 tuổi: 20 – 25 mg/kg/ngày chia làm nhiều lần. Liều cho trẻ lớn: 30 mg/kg/ngày chia 3 – 4 lần.
  • Trẻ bị suy thận, liều phải giảm xuống tới 10 – 15 mg/kg thể trọng/ngày và chia ra cách nhau 8 giờ.
  • Những năm gần đây, để loại trừ vi khuẩn H. pylori việc chỉ định điều trị thường phối hợp 1 kháng histamin H2 (hoặc một chất ức chế bơm proton) với 1 số kháng sinh.

Làm gì khi dùng quá liều

  • Cimetidin có thể dùng từ 5, 2 tới 20 g/ ngày trong 5 ngày liền cũng không gây ra nguy hiểm, mặc dù nồng độ trong huyết tương tới 57 mg/ml (nồng độ tối đa đạt được trong huyết tương sau khi dùng 200 mg là 1 microgam/ml). Tuy nhiên quá 12 g cũng sinh ra một số tác dụng không mong muốn như: Giãn đồng tử, loạn ngôn, mạch nhanh, kích động, mất phương hướng, suy hô hấp…
  • Xử trí: Rửa dạ dày, gây nôn và điều trị các triệu chứng. Không cần dùng thuốc lợi tiểu vì không có kết quả.

Tác dụng phụ:

Thường gặp

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy.
  • Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng.
  • Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn.

Ít gặp

  • Nội tiết: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài trên 1 năm, nhưng có thể hồi phục.
  • Da: Phát ban.
  • Gan: Tăng enzym gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc.
  • Thận: Tăng creatinin huyết.
  • Quá mẫn: Sốt, dị ứng kể cả sốc phản vệ, viêm mạch quá mẫn.

Hiếm gặp

  • Tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, chẹn nhĩ – thất tim.
  • Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo. Các thuốc kháng histamin H2 gây giảm tiết acid nên cũng giảm hấp thụ vitamin B12 rất dễ gây thiếu máu.
  • Gan: Viêm gan mạn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy, nhưng sẽ khỏi khi ngừng thuốc.
  • Thận: Viêm thận kẽ, bí tiểu tiện.
  • Cơ: Viêm đa cơ.
  • Da: Ban đỏ nhẹ, hói đầu rụng tóc.

Hướng dẫn cách xử trí

  • Hầu hết các tác dụng không mong muốn sẽ qua đi sau khi ngừng thuốc 3 – 7 ngày.
  • Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thuốc gây đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn, trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng nên ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.

Thận trọng khi sử dụng

  • Cimetidin tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ.
  • Trước khi dùng Cimetidin điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán.
  • Giảm liều ở người bệnh suy gan, thận.
  • Thời kỳ mang thai: Thuốc qua nhau thai, tuy chưa có bằng chứng về sự nguy hại đến thai nhi, nhưng trong thời kì mang thai, nên tránh dùng cimetidin.
  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa và tích lũy đạt nồng độ cao hơn nồng độ trong huyết tương của người mẹ. Tuy tác dụng phụ ở đứa trẻ chưa được ghi nhận nhưng không nên dùng cimetidin trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Cimetidin tương tác với rất nhiều thuốc nhưng chỉ có một số tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cimetidin thường làm chậm sự đào thải và tăng nồng độ của những thuốc này trong máu. Đa số các tương tác là do sự liên kết của Cimetidin với cytochrom P450 ở gan dẫn đến sự ức chế chuyển hóa oxy hóa ở microsom và tăng nồng độ trong huyết tương của những thuốc chuyển hóa bởi những enzym này. Một số cơ chế tương tác khác, thí dụ như ảnh hưởng sự hấp thu, cạnh tranh với sự đào thải ở ống thận và thay đổi lượng máu qua gan chỉ đóng vai trò thứ yếu.
  • Metformin: Cimetidin ức chế sự bài tiết của metformin ở ống thận, làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
  • Warfarin: Cimetidin ức chế chuyển hóa của warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc, gây tăng nguy cơ chảy máu. Nên tránh sự phối hợp này.
  • Quinidin: Cimetidin ức chế sự thanh thải của quinidin khoảng 30% gây tăng hàm lượng chất này trong huyết tương. Cần theo dõi nguy cơ thay đổi trên điện tâm đồ.
  • Procainamid: Cimetidin làm giảm sự đào thải của procainamid và chất chuyển hóa của nó là N – acetyl procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.
  • Lidocain: Trong khi tiêm truyền lidocain, nếu cimetidin cũng được dùng sẽ gây ức chế chuyển hóa lidocain nồng độ lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.
  • Propranolol: Cimetidin làm tăng nồng độ của propranolol trong huyết tương bằng cách ức chế sự chuyển hóa qua gan lần đầu của chất này, do đó làm tăng khả dụng sinh học của propranolol dẫn đến tăng nguy cơ chậm nhịp tim.
  • Nifedipin: Tăng tác dụng hạ huyết áp.
  • Phenytoin: Cimetidin làm tăng nồng độ của phenytoin bằng cách ức chế chuyển hóa của chất này. Nên tránh sự phối hợp này. – Acid valproic: Cimetidin làm tăng nồng độ của acid valproic trong huyết tương. Nên tránh sự phối hợp này.
  • Theophylin: Cimetidin làm giảm chuyển hóa của theophylin. Nên tránh sự phối hợp này, nếu cần thiết phải điều chỉnh liều theophylin hoặc ngừng cimetidin.
  • Các muối, oxyd và hydroxyl magnesi, nhôm, calci làm giảm sự hấp thu của cimetidin nếu uống cùng. Vì vậy nên dùng cách nhau 2 giờ.

Quy cách

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình Luận

Sản phẩm liên quan

Augmentin 625Mg

Augmentin 625Mg

Giá: Liên hệ

AUGMENTIN 1G

AUGMENTIN 1G

Giá: Liên hệ

ABC PHARMACY

Mã số thuế: 32D8008810

Ngày thành lập: 23/10/2019

Nơi đăng ký: UBND Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng

Địa chỉ trụ sở: 47 Trần Quốc Toản, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Bản đồ đường đi

Kết nối với chúng tôi