Trafedin 10mg

tăng huyết áp, pharmacy, da nang, pharmacy near me, free ship, online, nha thuoc tay, pharmacies, 약국, apotheke, pharmacies, 薬局, nhà thuốc, tiệm thuốc

Điều trị tăng huyết áp. Dự phòng và điều trị dài ngày bệnh mạch vành. Điều trị sau nhồi máu cơ tim cần phải bắt đầu sau triệu chứng cơn nhồi máu cấp khoảng 8 ngày, khi đó vòng tuần hoàn đã ổn định.

Da Nang Hoi An

ABC Pharmacy - The premier destination for all your healthcare needs in Da Nang and Hoi An, Viet Nam

Việt Nam
02363820015

Trafedin 10mg

Mã sản phẩm: THUỐC KÊ ĐƠN

Quy cách:

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Xuất xứ:

Chat với tư vấn viên

Thành phần

  • Thành phần chính: Nifedipin 10 mg
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim

Công dụng

Chỉ định:

  • Điều trị tăng huyết áp.
  • Dự phòng và điều trị dài ngày bệnh mạch vành (đặc biệt là suy mạch vành, đau thắt ngực, hội chứng nhồi máu cơ tim và co thắt mạch vành). Điều trị sau nhồi máu cơ tim cần phải bắt đầu sau triệu chứng cơn nhồi máu cấp khoảng 8 ngày, khi đó vòng tuần hoàn đã ổn định.

Chống chỉ định:

  • Người bị sốc do tim, hẹp động mạch chủ nặng, nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng, có cơn đau cấp trong đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.
  • Người rối loạn chuyển hóa porphyrin, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Liều dùng

Cách dùng

  • Điều trị nguy cơ đau thắt ngực: nhai và để một thời gian ngắn dưới lưỡi cho thuốc được hấp thu nhanh.

Liều dùng

  • Theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, thông thường:

Tăng huyết áp:

  • Bình thường: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Có thể tới: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

Bệnh mạch vành:

  • Bình thường: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Có thể tới: 2 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Trong co thắt mạch vành: 2 viên/lần x 4 lần/ngày.
  • Tối đa: 2 viên/ lần x 6 lần/ ngày trong một thời gian tạm thời.

Thận trọng khi sử dụng

  • Sau khi bắt đầu điều trị, nếu thấy cơn đau do thiếu máu cục bộ xuất hiện hoặc cơn đau hiện có nặng lên nhanh chóng, cần phải ngừng thuốc.
  • Phải dùng thận trọng Nifedipin khi người bệnh bị suy tim hoặc chức năng thất trái bị suy vì suy tim có thể nặng lên. Phải ngừng thuốc.
  • Phải giảm liều khi có tổn thương gan, đái tháo đường.
  • Tránh dùng nước ép bưởi vì có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
  • Nifedipin có thể ức chế chuyển dạ đẻ.
  • Thời kỳ mang thai: Các thuốc ức chế calci nói chung đều ức chế co bóp tử cung ở giai đoạn đầu, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn rằng thuốc làm chậm sinh đẻ. Tuy nhiên thuốc gây ra một số tai biến như: Gây thiếu oxy cho bào thai do giãn mạch, hạ huyết áp ở mẹ, làm giảm tưới máu tử cung và nhau thai. Các nghiên cứu trên súc vật cho thấy Nifedipin gây độc đối với bào thai và gây quái thai, thường gặp là các biến dạng xương. Vì vậy không được dùng cho người mang thai trừ khi thật cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: Do Nifedipin đạt nồng độ cao trong sữa mẹ nên có thể gặp các tai biến đối với trẻ bú mẹ ngay cả ở liều bình thường. Vì vậy không dùng thuốc này cho người đang cho con bú, hoặc phải thôi không cho trẻ bú mẹ nếu mẹ dùng thuốc.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi dùng thuốc và giảm dần sau vài tuần hoặc sau khi điều chỉnh lại liều điều trị. Các dạng viên nén thường ít gây tác dụng không mong muốn hơn dạng viên nang. Viên nang tác dụng ngắn, nhanh có thể gây hạ huyết áp quá mức và gây tim đập nhanh do phản xạ nên có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc não.

Thường gặp

  • Toàn thân: Phù mắt cá chân, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, nóng đỏ bừng mặt.
  • Tuần hoàn: Ðánh trống ngực, tim đập nhanh (xảy ra phổ biến và rất bất lợi, nhiều khi phải bỏ thuốc).
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy hoặc táo bón.

Ít gặp

  • Tuần hoàn: Hạ huyết áp, tăng nặng cơn đau thắt ngực.
  • Da: Ngoại ban, mày đay, ngứa.

Hiếm gặp

  • Toàn thân: Ban xuất huyết, phản ứng dị ứng.
  • Máu: Giảm bạch cầu hạt.
  • Tuần hoàn: Ngoại tâm thu, ngất.
  • Nội tiết: Chứng vú to ở nam giới có phục hồi.
  • Tiêu hóa: Tăng sản nướu răng (phì đại lợi răng).
  • Da: Viêm da nhạy cảm ánh sáng, viên da tróc vẩy.
  • Gan: Tăng enzym gan (Transaminase), ứ mật trong gan có hồi phục.
  • Hô hấp: Khó thở.
  • Chuyển hóa: Tăng đường huyết có phục hồi.
  • Cơ - xương: Ðau cơ, đau khớp, run.
  • Thần kinh: Dị cảm.
  • Tâm thần: Lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, hồi hộp.

Tương tác thuốc

Khi dùng đồng thời Nifedipin với các thuốc khác có thể xảy ra nhiều tương tác thuốc. Dưới đây là một số tương tác thuốc thường gặp:

  • Các thuốc chẹn beta giao cảm: Mặc dù Nifedipin cũng hay dùng phối hợp với các thuốc chẹn beta và thường dung nạp tốt, nhưng phải thận trọng vì có thể làm hạ huyết áp quá mức, tăng cơn đau thắt ngực, suy tim xung huyết và loạn nhịp tim, đặc biệt hay gặp ở người bệnh chức năng tim giảm. Tuy nhiên, lợi ích của Nifedipin mang lại vẫn vượt xa các bất lợi có thể xảy ra.
  • Các thuốc kháng thụ thể H2 - Histamin: Dùng đồng thời Nifedipin với Cimetidin có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng tác dụng của Nifedipin, do vậy cần giảm liều khi phối hợp (cơ chế của tương tác này là do Cimetidin ức chế chuyển hóa Nifedipin thông qua ức chế enzym Cytochrom P450). Tuy nhiên với Ranitidin thì chỉ có tương tác ít, còn Famotidin thì không tương tác với Nifedipin.
  • Fentanyl: Hạ huyết áp mạnh xảy ra trong khi phẫu thuật ở người bệnh dùng đồng thời Nifedipin và Fentanyl. Các nhà sản xuất thuốc khuyên nếu trong phẫu thuật phải dùng liều cao Fentanyl thì phải tạm ngừng Nifedipin ít nhất 36 giờ trước khi phẫu thuật, nếu tình trạng người bệnh cho phép.
  • Các thuốc chống động kinh: Dùng Nifedipin đồng thời với các thuốc chống động kinh như Phenytoin sẽ làm tăng nồng độ Phenytoin trong huyết tương, do đó tác dụng và độc tính của Phenytoin (như đau đầu, rung giật nhãn cầu, run, rối loạn vận ngôn, trầm cảm...) đều tăng lên.
  • Theophylin: Nifedipin làm giảm nồng độ của Theophylin trong huyết tương. Dùng Nifedipin cùng với Theophylin làm thay đổi kiểm soát hen.
  • Quinidin: Nifedipin có thể làm giảm đáng kể nồng độ trong huyết thanh của Quinidin ở một số người bệnh này nhưng lại không ảnh hưởng với một số bệnh khác.
  • Digoxin: Nifedipin làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Digoxin khoảng 15 - 45% khi dùng đồng thời, vì vậy phải theo dõi các dấu hiệu về ngộ độc digoxin và giảm liều nếu cần.
  • Chẹn giao cảm alpha: Các thuốc chẹn alpha, đặc biệt là Prazosin có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp do Nifedipin ức chế chuyển hóa của Prazosin, phải thận trọng.
  • Các thuốc chẹn Calci khác: Nồng độ trong huyết tương của cả Nifedipin và Diltiazem đều tăng khi dùng phối hợp 2 thuốc này với nhau. Ðiều này có thể là do cả 2 thuốc đều được chuyển hóa bởi cùng một enzym gan, nên làm giảm chuyển hóa của mỗi thuốc.
  • Các thuốc chống kết tụ tiểu cầu: Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu tăng lên nếu phối hợp Nifedipin với Aspirin hoặc Ticlodipin.
  • Các chất ức chế miễn dịch: Cyclosporin làm giảm chuyển hóa của Nifedipin thông qua ức chế cạnh tranh enzym chuyển hóa Cytochrom P450.
  • Rifampicin: Rifampicin gây cảm ứng enzym Cytochrom P450 ở gan, làm giảm nồng độ Nifedipin trong huyết tương và làm tăng các cơn đau thắt ngực.
  • Các thuốc chống viêm phi Steroid: Indomethacin và các thuốc chống viêm phi Steroid khác có thể đối kháng với tác dụng chống tăng huyết áp của các thuốc chẹn calci thông qua ức chế tổng hợp Prostaglandin ở thận, hoặc gây ứ muối và nước.
  • Nước ép quả bưởi: Khi uống nước ép quả bưởi với Nifedipin sẽ làm tăng sinh khả dụng của Nifedipin. Tương tác này có thể là do một số thành phần trong nước bưởi gây ức chế enzym P450.
  • Rượu: Làm tăng sinh khả dụng và ức chế chuyển hóa của Nifedipin. Kết quả là nồng độ trong huyết thanh và tác dụng của Nifedipin tăng lên.
  • Các tương tác khác: Thận trọng khi dùng đồng thời Nifedipin với các thuốc sau: Các thuốc chống đông máu (dẫn chất Coumarin và Indandion), các thuốc chống co giật (Hydantoin), Quinin, các Salicylat, Sulfinpyrazon, Estrogen, Amphotericin B, các thuốc ức chế enzym Carbonic Anhydrase, các Corticoid, các thuốc lợi tiểu thải Kali (như Bumetanid, Furosemid, acid Ethacrynic), Natri Phosphat...

Quy cách

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Nhà sản xuất

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình Luận

Sản phẩm liên quan

Tràng vị khang

Tràng vị khang

Giá: Liên hệ

Traluvi

Traluvi

Giá: Liên hệ

TRAFLU

TRAFLU

Giá: Liên hệ

TRADIN EXTRA

TRADIN EXTRA

Giá: Liên hệ

TRAJENTA 5MG

TRAJENTA 5MG

Giá: Liên hệ

Tottri

Tottri

Giá: Liên hệ

TOTHEMA

TOTHEMA

Giá: Liên hệ

TONKA

TONKA

Giá: Liên hệ

ABC PHARMACY

Mã số thuế: 32D8008810

Ngày thành lập: 23/10/2019

Nơi đăng ký: UBND Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng

Địa chỉ trụ sở: 47 Trần Quốc Toản, P. Phước Ninh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Bản đồ đường đi

Kết nối với chúng tôi