Cách dùng
- Dụng đường trực tràng.
- Nếu trẻ sốt trên 38,5°C,hãy làm những bước sau đây để tăng hiệu quả của việc dùng thuốc:
- Cởi bỏ bớt quần áo của trẻ.
- Cho trẻ uống thêm chất lỏng.
- Không để trẻ ở nơi quá nóng.
- Nếu cần, tắm cho trẻ bằng nước ấm, có nhiệt độ thấp hơn 2°Cso với thân nhiệt của trẻ.
Liều dùng
- Liều paracetamol hàng ngày tính theo cân nặng của trẻ, tuổi của trẻ chỉ để tham khảo, hướng dẫn.
- Nếu không biết cân nặng của trẻ, cần phải cân trẻ để tính liều thích hợp nhất.
- Tuổi thích hợp tương ứng với cân nặng được trình bày bên dưới chỉ để tham khảo. Để tránh nguy cơ bị quá liều, cần kiềm tra các thuốc uống cùng lúc (cả thuốc kê đơn và không kê đơn) phải không chứa paracetamol (xem mục “Cảnh báo và thận trọng”). Quá liều do vô ý có thể dẫn đến tổn thương gan nặng và gây tử vong (xem mục “Quá liều và cách xử trí”).
- Paracetamol có nhiều dạng phân liều khác nhau để điều trị thích hợp tùy theo thể trọng của từng trẻ.
- Liều dùng paracetamol hàng ngày khuyến cáo là khoảng 60mg/kg/ngày, được chia làm 4 lần dùng, khoảng 15mg/kg mỗi 6 giờ.
- Vì có nguy cơ gây kích thích trực tràng nên việc điều trị bằng viên đạn càng ngắn càng tốt, không nên vượt 4 lần/ngày và nên thay thế sớm nhất có thể bằng đường uống.
Xem liều khuyến cáo cụ thể như bảng bên dưới:
Cân nặng(kg): 5 - < 10 Tuổi thích hợp* :2 - < 24 tháng
- Hàm lượng Paracetamol/mỗi liều dùng (mg): 80mg
- Số viên thuốcđạn/mỗi liều dùng: 1
- Khoảng cách tối thiểudùng thuốc (giờ): 6 (giờ)
- Liều dùng tối đa mỗi ngày (viên đạn): 320mg (4 viên đạn)
* Khoảng tuổi thích hợp tương ứng với cân nặng chỉ để tham khảo. Việc dùng theo tuổi dựa trên đường cong phát triển chuẩn tại địa phương.
SUY THẬN
Ở bệnh nhân suy thận nặng, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần dùng thuốc nên được điều chỉnh theo bảng sau:
- Độ thanh thải Creatinine: cl ≥ 10ml/phút thì Khoảng cách dùng thuốc: 6 giờ
- Độ thanh thải Creatinine: cl < 10ml/phút thì Khoảng cách dùng thuốc: 8 giờ
SUY GAN
- Ở bệnh nhân bệnh gan mạn tính hoặc bệnh gan còn bù thể hoạt động, đặc biệt ở những bệnh nhân có tế bào gan không đầy đủ, nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng kéo dài (kém dự trữ glutathione ở gan), và mất nước, liều dùng không nên vượt quá 3g/ngày.
- Vì vậy, nên dùng paracetamol một cách thận trọng ở những bệnh nhân suy gan và chống chỉ định khi có bệnh gan mất bù thể hoạt động, đặc biệt viêm gan bởi rượu, do cảm ứng CYP 2E1 làm tăng tạo chất chuyền hóa của paracetamol gây độc gan.
BỆNH NHÂN LỚN TUỔI
- Không yêu cầu điều chỉnh liều ở bệnh nhân lớn tuổi.
Thận trọng khi sử dụng
Dùng thận trọng paracetamol trong những trường hợp sau: - Suy tế bào gan.
- Suy thận nặng (độ thanh lọc creatinin ≤ 30ml/phút)
- Thiếu hụt enzyme Glucose-6-Phosphat-dihydrogenase (G6PD) (có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết)
- Nghiện rượu mạn tính, uống rượu quá nhiều ( >= 3 cốc mỗi ngày)
- Chán ăn, chứng ăn vô độ, hoặc suy mòn, suy dinh dưỡng kéo dài (tức kém dữ trự glutathione ở gan)
- Mất nước, giảm thể tích máu.
Tác dụng phụ
Liên quan đến paracetamol
Các tác dụng phụ sau đây đã được báo cáo từ kinh nghiệm hậu mãi với viên đạn paracetamol. Do các phản ứng này được báo cáo một cách tự nguyện từ một dân số không có cỡ mẫu xác định, nên thường không thể dự đoán tần suất thực tế của chúng. Các phản ứng phụ được trình bày theo nhóm hệ cơ quan, tần suất và thuật ngữ MedDRA, dùng các loại tần suất như: rất thường gặp ( ≥ 1/10), thường gặp ( ≥ 1/100, < 1/10), ít gặp ( ≥ 1/1000, < 1/100), hiếm gặp ( ≥ 1/10000, < 1/1000), rất hiếm ( < 1/10000), và chưa biết (không thể dự đoán từ dữ liệu hiện có). Bảng này đã được trình bày theo khuyến cáo bởi hướng dẫn của hội đồng Châu Âu và hội đồng các tổ chức quốc tế về Khoa học Y học nhóm III và V (CIOMs Working Group III and V) về tóm tắt đặc tính sản phẩm.
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm lượng tiểu cầu
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy
- Rối loạn gan mật: Suy gan, hoại tử gan, viêm gan
- Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, quá mẫn, phù mạch
- Thăm khám cận lâm sàng: Men gan tăng
- Rối loạn da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa, phát ban, mày đay, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson
Liên quan đến dạng bào chế
- Sử dụng thuốc dạng viên đạn, có khả năng gây kích thích hậu môn và trực tràng (xem mục “Cảnh báo và thận trọng khi dùng”).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác thuốc
ẢNH HƯỞNG CỦA EFFERALGAN LÊN CÁC THUỐC KHÁC
Thuốc uống chống đông máu:
- Dùng đồng thời paracetamol với các coumarin bao gồm warfarin có thể làm thay đổi nhẹ trị số INR. Trong trường hợp này, cần tăng cường theo dõi trị so INR trong thời gian sử dụng kết hợp cũng như trong 1 tuần sau khi ngưng điều trị với paracetamol.
- Tương tác với các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm:
- Sử dụng paracetamol có thể tương tác với xét nghiệm acid uric máu theo phương pháp acid phosphotungstic và với xét nghiệm đường huyết theo phương pháp glucose oxidase-peroxidase
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THUỐC KHÁC LÊN EFFERALGAN
- Sử dụng đồng thời với phenytoin có thể dẫn đến giảm hiệu quả của paracetamol và làm tăng nguy cơ độc tính đối với gan. Những bệnh nhân đang điều trị bằng phenytoin nên tránh dùng paracetamol liều lớn và/hoặc kéo dài. Cần theo dõi bệnh nhân về dấu hiệu độc tính đối với gan.
- Probenecid có thể làm giảm gần 2 lần về độ thanh thải của paracetamol bằng cách ức chế sự liên hợp của nó với acid glucuronic. Nên xem xét giảm liều paracetamol khi sử dụng đồng thời với probenecid.
- Salicylamide có thể kéo dài thời gian ban thải (t½) của paracetamol.
- Các chất gây cảm ứng enzyme: cần thận trọng khi sử dụng đồng thời paracetamol với các chất gây cảm ứng enzyme. Những chất này bao gồm nhưng không giới hạn barbiturates, isoniazid, carbamazepine, rifampin và ethanol (xem mục “Quá liều và cách xử trí”).